LỜI KHUYÊN TỪ HỌC SINH IVY LEAGUE

DẤU ẤN CÁ NHÂN

          ” Hãy kể! Đừng chỉ đơn giản viết lại những suy nghĩ của em, em nên sử dụng từ ngữ như một công cụ để thể hiện bản thân thay vì chỉ viết đơn thuần. Bài luận là CƠ HỘI DUY NHẤT để em gây ấn tương với ban tuyển sinh, quyết định đến 50% cơ hội được nhận vào trường. Trong khi bản lí lịch thành tích của em có thể rất đặc biệt và đa dạng nhưng ở bài luận, từ ngữ phải chắt lọc và chính xác. Bài luận cần “show” cho người đọc thấy khía cạnh nổi bật nào đó trong tính cách của em, có thể qua những trải nghiệm và triết lí mà em đúc rút từ những vấn đề hay sự kiện trong quá khứ. Dấu ấn cá nhân phải được truyền tải khéo léo qua từng câu chữ, cách sắp xếp từ và ý tứ, mạch viết xuyên suốt bài luận.

          Đừng cho rằng bài luận cần phải theo bất cứ một quy chuẩn hay cấu trúc nào. Đồng ý việc có một dòng chảy mạch lạc toàn bài (và đương nhiên “sạch” lỗi ngữ pháp) là quan trọng nhưng không nên “copy” bài của bất kì ai cả. Vì bài luận là phương tiện để em thể hiện mình, hãy là chính em. Hãy nghĩ bài apply học bổng như một cuộc phỏng vấn với người bị khó nghe.Thay vì nói,em phải viết ra câu trả lời của mình theo phong cách của mình.”

                                                                                                   – Jonathan Cross, Duke University

ĐỪNG “CỐ GỒNG”

          ” Mình đã viết rất nhiều bản drafts khác nhau cho bài luận xin học bổng vào các trường và cố gắng “đến” cùng những ý tưởng ấy. Tôi đã nghĩ tất cả những gì tôi có thể vì cực kì nghiêm túc với việc xin học bổng này, tuy nhiên, ở cái tuổi 17, tôi nhận ra mình cũng không có gì nổi trội cả. Tôi chỉ nghĩ điểm mạnh của mình là sự vui tính và đấy chính là khía cạnh mà tôi muốn cho ban tuyển sinh thấy được. Sau khi nhận ra thế mạnh đó, việc viết trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Khi viết về những điều đặc biệt như tính cách cá nhân  hay sự kiện mà thể hiện rõ cá tính của mình, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải làm sao để nó không thể bị trộn lẫn với những cá tính khác. Ý mình ở đây là không cần phải cái gì cứ quá khác người, thay đổi thế giới, mà mỗi người sinh ra là một bản thể, ai cũng đặc biệt theo cách riêng của họ để có thể viết về nó.”

– Dan Tran, Stanford University

BẮT ĐẦU TỪ SỚM

          ” Việc bắt đầu sớm sẽ giúp em có thời gian để “brainstorm” ý tưởng để thoải mái lựa chọn mà viết. Hãy viết về những việc đã có ảnh hưởng lớn suy nghĩ, cảm xúc của em trong quá khứ, điều mà em thấy thích,…những điều mà sẽ thể hiện được tính cách của em. Bắt đầu sớm, em có nhiều thời gian chuẩn bị hơn, việc viết cũng chở nên dễ dàng hơn. Thêm vào đó, khi có nhiều thời gian, em có thể xem xét kĩ lưỡng, chỉnh sửa bài viết của mình nhiều lần và thậm chí bổ sung những ý tưởng mới vào bài.  Cuối cùng, hãy xem xét kĩ lưỡng về chủ đề, hạn nộp bài và bất cứ những thông báo hay thay đổi, nhờ đó em sẽ không bị “phát hoảng” ở phút cuối. Việc viết thư xin học là rất căng thẳng, hãy chuẩn bị và có thái độ tốt ngay từ đầu. Nó có thể rất nhàm chán và khó nhưng nếu em để cho mình một khoảng thời gian đủ dài, việc viết có thể rất thú vị cho mà xem.”

– Maya Ayoub, Harvard University

Hãy viết khi em ĐÃ ĂN NO – NGƯỜI ĐANG ẤM VÀ MUỐN “BA HOA”

          ” Nghe thật kì phải không, ý mình là bạn hãy viết khi tâm trạng đang tốt. Đừng viết lúc 11h30 khi deadline là 12h đêm. Đừng viết sau khi em vừa mới trượt bài thi hay vừa cãi nhau với gia đình.

Hãy viết khi em đã ăn no, người đang ấm và muốn ba hoa. Viết khi những ý tưởng “điên rồ” tự nhiên chạy đến khiến em phải OHHHHHH!!! (feel like Ohh!) Cơ mà để làm được điều này, em nên mang theo mình một cuốn sổ để bất cứ lúc nào cũng có thể phóng bút về những ý tưởng đến những lúc không thể ngờ tới. Mặc dù nó có thể kì lạ, và rất nhiều người đã nói thế với mình, nhưng thật sự phương pháp này rất đáng để thử.”

– Susan Sun, University of Pennsylvania

XIN Ý KIẾN TỪ CÁC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG

          ” Đầu tiên, hãy liên lạc với cựu học sinh đã học ở trường mà em định apply vào và hỏi họ có thể nhận xét thư xin học của mình hay không. Nhớ hỏi sớm để trong trường hợp có vấn đề gì em có thể sửa chữa bài viết của mình.

Thứ hai, đọc càng nhiều bài essay mẫu càng tốt trước khi em đặt bút viết bài của mình, điều này sẽ giúp em hiểu hơn về cách thức viết một bài luận xin học, giúp em có cơ sở để lên ý tưởng của chính mình.

Thứ 3, cố gắng nghĩ ra nhiều ý tưởng nhất có thể: chọn từ một ý tưởng có sẵn, viết theo cách viết mà chỉ mình em có, hoặc miêu tả lí do tại sao em muốn học ở trường, điều mà em tâm đắc về trường.

Và cuối cùng, viết về điều mà em đam mê nhất. Chỉ khi đó, bài viết của em mới thể hiện được con người em.”

– Shereyan C. Parekh, University of Pennsylvania

Đội ngũ INCEPTION

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *