PORTFOLIO – NGHỆ THUẬT CỦA BỘ HỒ SƠ
Không ngoa khi nói rằng Portfolio là điểm thú vị nhất của bộ hồ sơ bên cạnh các bài luận. Nếu như CV là nơi “show” thành tích, điểm số, profile cá nhân; Luận để “show” tư duy, cảm nghĩ, câu chuyện cá nhân; thì Portfolio là một bức tranh nội tâm, cho nhà tuyển sinh thấy được “văn hóa con người bạn”.
Portfolio có bắt buộc không? HOÀN TOÀN KHÔNG!
Portfolio có khó làm không? CÓ THỂ KHÓ VÀ CÓ THỂ KHÔNG?
Ai cũng có thể làm Portfolio? HOÀN TOÀN KHÔNG!
Chính vì sự không bắt buộc của Portfolio, và ít bạn làm Portfolio, nên nó trở thành một đặc sản riêng của mỗi người. Thể hiện gì tại Portfolio? Gì cũng được, nhưng bạn có giữ chân nhà tuyển sinh đọc hết Portfolio của bạn hay không thì lại là một điều thực sự khó. Và không phải ai cũng nghĩ ra được điều cần thể hiện tại đây. Nếu như CV có form, Luận có đề bài, thì Portfolio chẳng có gì hết, bạn có thể làm một file PDF, một bức tranh bạn vẽ, một clip, một website,… đều có thể là định dạng cho Portfolio của bạn.
Một học sinh có thể không thể nghĩ nổi ra cái gì để làm Portfolio, nhưng cũng có những học sinh hoàn thành xong trong vòng 1 tuần lễ. Điều này phụ thuộc vào việc văn hóa mỗi người phong phú tới đâu. Mọi người thường nói bạn phải có năng khiếu nghệ thuật thì mới làm được Portfolio, hay là Apply vào mấy ngành liên quan nghệ thuật hay design thì mới cần. Điều này không đúng, Portfolio là đặc sản cá nhân, một người thích Vật lý, Toán học… cũng có thể làm, vài người không có một chút năng khiếu nghệ thuật nào cũng làm, quan trọng là bạn thể hiện như thế nào ở đây.
VẬY LÀM PORTFOLIO NHƯ THẾ NÀO?
Đầu tiên, bạn cần xác định điều mà bạn cho rằng bạn đặc biệt hơn hoặc bạn khác với những người khác. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng mình không đặc biệt. Chẳng ai giống ai hết, mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu. Bạn có thể đưa điểm yếu của mình vào Portfolio chẳng hạn, đó cũng là điều rất đặc biệt! Hãy nhớ, phải là điều gì đó của riêng bạn, một điều mà nó thể hiện nội tâm, văn hóa của bạn.
Tiếp theo, hãy nghĩ về cách thể hiện điều đó! Những điều hay ho thường không dễ thể hiện để người đọc hiểu. Bạn có thể đi từ những điều nhỏ nhất, trả lời những câu hỏi tại sao điều đặc biệt ấy lại xảy ra, tại sao bạn coi đó là một điều đặc biệt? Hãy “Show but not tell”!
Cuối cùng, hãy trình bày portfolio theo cách riêng của bạn. Đừng gò bó những ý tưởng của bạn trong một file pdf, có rất nhiều cách trình bày Portfolio như đã được chia sẻ ở trên, bạn hãy chọn cho mình một cách mà tại đó, bạn có thể thỏa sức sáng tạo, thể hiện được cái tôi của bản thân và thu hút sự chú ý từ người đọc.
Đội ngũ Inception